Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Hàn Quốc tẩy chay hàng Nhật: Ngọn lửa dân tộc bùng phát
Cuộc tẩy chay hàng Nhật ở diện rộng tại Hàn Quốc trở thành một phong trào tầm cỡ quốc gia, với quy mô dường như khó dừng lại trong một sớm một chiều.


Một siêu thị ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc trương biển hiệu rõ ràng "Không mua, không bán đồ Nhật" - Ảnh: Reuters



Từ chiếc xe hơi cho đến cây bút thương hiệu Nhật đều có thể trở thành nạn nhân của một chiến dịch thu hút đến hơn 60% dân Hàn (nếu tin theo một khảo sát của Trung tâm Realmeter vừa công bố ngày 25-7).



"Ngọn lửa dân tộc"



Người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ thương hiệu Nhật khi quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước xấu đi nhanh chóng, sau khi Tokyo quyết định hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc từ ngày 4-7, và cảnh báo có thể đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia đáng tin cậy được hưởng ưu đãi về thủ tục thương mại.



Lý do Tokyo quyết định hạn chế xuất khẩu vật liệu chủ chốt sang Hàn Quốc được giải thích là không thể xác định hydrogen fluoride (HF) xuất khẩu sang Hàn Quốc có thể được sử dụng để sản xuất khí độc và vũ khí hóa học có thể chảy vào Triều Tiên.



Hiển nhiên Hàn Quốc không công nhận điều đó, và việc để cho vật tư mang tính chiến lược đi vào Triều Tiên là vi phạm nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.



Chuyện cấm xuất khẩu này khiến người ta nhớ đến lá bài "đất hiếm" mà Trung Quốc từng dọa sẽ sử dụng. Nhưng với Hàn Quốc, 3 vật liệu công nghệ cao mà Tokyo cấm vận lần này mang tính quyết định sống còn đối với ngành công nghệ cao - một niềm tự hào kinh tế của nước này trước thế giới.



Ba ông lớn Samsung, SK Hynix và LG của Hàn Quốc đang là những tên tuổi hàng đầu trong phần chuỗi sản phẩm điện tử của thế giới. Tổng cộng Samsung và SK Hynix đang cung cấp gần 73% DRAM và phân nửa bộ nhớ NAND đang sử dụng khắp thế giới.



Samsung sản xuất đến 90% màn hình Oled dùng trên các smartphone, trong khi LG bao thầu 100% màn hình Oled dùng cho tivi.



Dù đứng đầu như thế, các nhà sản xuất của Hàn lại phải nhập đến 94% nhu cầu về các vật liệu gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF) từ Nhật. Đó chính là điểm yếu chết người.



Nay Nhật lấy lý do cấm xuất khẩu các vật liệu đó thì chẳng khác nào bóp chết những tập đoàn hàng đầu của Hàn, và liên quan với nó là công ăn việc làm của hàng bao nhiêu con người, và xa hơn chút là đụng đến niềm tự hào dân tộc của người Hàn.



Cuộc cấm vận xuất khẩu và tẩy chay lần này được cho là do xuất phát từ những tranh cãi về lịch sử liên quan thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945. Những tranh cãi về bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động thời chiến hay "phụ nữ mua vui" chưa bao giờ chấm dứt. Chúng như những ngọn lửa âm ỉ chỉ chực chờ bùng nổ khi có dịp.



Chưa có điểm dừng



Nhưng nếu như chuyện không thèm sang Nhật du lịch, không mua hàng hóa Nhật, không xem phim Nhật nghe có vẻ hợp lý thì chuyện phá hoại xe Nhật, bôi bẩn bằng kim chi hay không đổ xăng cho xe Nhật lại có vẻ "hơi lố" vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của người "lỡ" sở hữu những chiếc xe Nhật.



Nhưng giờ đây làm gì có ai dám ta thán, nói ngược lại với phong trào tẩy chay đang rầm rộ.



Có chuyên gia cho rằng Tokyo đã "đào mồ chôn mình" với quyết định cấm xuất khẩu vật liệu quan trọng sang Hàn Quốc, và thiệt hại lần này cho Nhật sẽ không thể đo đếm được.



Sâu xa hơn một chút, có người cho rằng quyết định của Nhật liên quan đến chuyện "ghen ăn tức ở" với vị thế ngày càng lên của Hàn Quốc trong một số lĩnh vực. Nói nôm na thì đây là cuộc cạnh tranh vị thế anh cả ở khu vực.



Hàn Quốc đã chen chân vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển, sự cạnh tranh giữa hai nước đang gia tăng và mấu chốt ở chỗ mang tính đồng chất về ngành nghề.



Ngành công nghiệp điện tử của Hàn có thể nói là đi sau về trước, các doanh nghiệp của Hàn Quốc mà đại diện là Samsung đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành điện tử toàn cầu, ngược lại ngành điện tử của Nhật dường như đang sa sút.



Mỹ đã lên tiếng sẵn sàng tổ chức cuộc gặp cấp ngoại trưởng ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản bên lề hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào tuần này tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.



Nhưng xem ra ông trọng tài này còn nhiều việc phải làm bởi chính những quyết sách mới của Tổng thống Trump trong quan hệ riêng rẽ với Nhật và Hàn Quốc cũng được xem là nguyên cớ gây ra căng thẳng cao độ hơn giữa hai cường quốc tại Đông Á.



Cuộc tẩy chay hàng Nhật chưa biết sẽ lắng dịu theo cách nào bởi người Hàn lần này cho rằng Nhật cần phải thấy người Hàn không nhất thiết phải phụ thuộc kinh tế vào Nhật. Một số mặt hàng của Hàn Quốc đã tăng được thị phần. Chính phủ Hàn thì đã công bố chi cả tỉ đôla giúp hỗ trợ thay đổi nguồn cung các vật liệu bị cấm nhập từ nước khác.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Phụ nữ nghèo Ấn Độ chấp nhận cắt tử cung để đi làm thuê (23-07-2019)
    8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục (22-07-2019)
    Liên Hiệp Quốc: Thế giới có 821 triệu người nghèo đói (17-07-2019)
    Người di cư vì kinh tế hết cửa vào Mỹ (16-07-2019)
    Người biểu tình Hong Kong phản đối thương nhân Trung Quốc đại lục (14-07-2019)
    Trung Quốc kiểm soát tin tức bằng cách… đầu tư (10-07-2019)
    Thái Lan điều tra toàn quốc nạn ăn chặn tiền cơm trưa của học sinh (09-07-2019)
    Người Hong Kong biểu tình, lần này nhắm vào du khách Trung Quốc (07-07-2019)
    Thành phố Trung Quốc cấm đàn ông vén áo lộ bụng ngoài đường (05-07-2019)
    Cả năm ăn đồ hết hạn, ông bố tin 'hạn dùng' là chiêu ép bạn mua đồ mới (03-07-2019)
    Họa sĩ Canada mất việc sau khi vẽ Trump cạnh thi thể cha con người di cư (02-07-2019)
    Tranh cãi về lệnh cấm ống hút nhựa ở thủ đô Mỹ (30-06-2019)
    Người biểu tình Hong Kong gây sức ép với G20 về dự luật dẫn độ (26-06-2019)
    Nhân tài "rơi rụng" (25-06-2019)
    Nhà truyền giáo 'chữa bệnh' làm hại 100 trẻ em Uganda chết oan (23-06-2019)
    Đức giữ giá thuê nhà để cứu dân nghèo (20-06-2019)
    30 năm nữa, thế giới chen chúc thêm 2 tỉ người (19-06-2019)
    Chọn 'lấy chồng Trung Quốc', cô dâu Pakistan bị cưỡng hiếp tập thể (18-06-2019)
    Người Nhật sắp phải trả phí để xài túi nylon (16-06-2019)
    Vợ sinh con, nguy cơ đàn ông tự tử tăng 20 lần (10-06-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152868749.